[Tổng hợp] Bệnh trĩ hỗn hợp

Thông thường, khi nhắc đến bệnh trĩ, nhiều người chỉ nghĩ đến trĩ nội và trĩ ngoại mà ít khi để ý tới trĩ hỗn hợp. Trĩ hỗn hợp là căn bệnh phổ biến và diễn ra hằng ngày, gây nhiều phiền toái và hệ lụy không nhỏ. Vậy bệnh trĩ hỗn hợp là gì? hãy cùng tìm hiểu với Bác sỹ 24/7 qua bài viết bên dưới nhé !


TỔNG HỢP VỀ BỆNH TRĨ HỖN HỢP

Vì là tổng hợp của 2 loại trĩ nội và ngoại nên người mắc bệnh trĩ hỗn hợp sẽ xuất hiện đồng thời 2 búi trĩ cả bên trong và bên ngoài hậu môn.

Khi búi trĩ bên trong hậu môn (tức trĩ nội ) chuyển sang giai đoạn nặng, búi trĩ sẽ sa ra ngoài và không thể đẩy vào trong.

Búi trĩ này kết hợp với búi trĩ ngoài rìa hậu môn ( tức trĩ ngoại ) tạo thành một khối trĩ lớn, kéo dài từ trong ra ngoài hậu môn.

Chính vì là sự kết hợp của cả 2 loại trĩ nội và ngoại nên mức độ phức tạp và nghiêm trọng của trĩ hỗn hợp cũng tăng lên rất nhiều.

NHỮNG YẾU TỐ CẤU THÀNH TRĨ HỖN HỢP

Có thể liệt kê một số nguyên nhân gây trĩ hỗn hợp như:

CƠ THỂ THIẾU CHẤT XƠ VÀ NƯỚC

Việc ăn quá nhiều chất béo, chất đạm, đồ cay nóng mà không bổ sung chất xơ hay nước làm quá trình tiêu hóa không được trơn tru, dễ dẫn đến táo bón gây bệnh trĩ.

VẬN ĐỘNG ÍT, ĐỨNG HOẶC NGỒI Ở MỘT TƯ THẾ QUÁ LÂU

Khi giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài, áp lực từ cơ thể lên vùng hậu môn rất lớn. Điều này gây ảnh hưởng xấu tới sự co giãn các cơ hậu môn, tạo cơ hội cho bệnh trĩ “ghé thăm”.

TÁO BÓN HOẶC TIÊU CHẢY KÉO DÀI

Táo bón và tiêu chảy tạo ra những áp lực lên vùng hậu môn làm giảm khả năng co giãn các mao mạch trĩ dần hình thành búi trĩ.

Bệnh trĩ nếu không chữa trị kịp thời cũng dẫn đến trĩ hỗn hợp.

THỪA CÂN, BÉO PHÌ

Người béo phì có vùng hậu môn phải chịu áp lực lớn, dễ hình thành trĩ. Những người mắc các bệnh lý về gan cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn so với người bình thường.

NGƯỜI CAO TUỔI VÀ PHỤ NỮ CÓ THAI

Là những đối tượng phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh trĩ hỗn hợp do sự thay đổi đột ngột các hormone trong cơ thể và do lão hóa cơ quan tiêu hóa.

NGƯỜI CÓ TIỀN SỬ CÁC BỆNH Ở KHU VỰC HẬU MÔN – TRỰC TRÀNG

Đối tượng này có cơ hậu môn yếu, không ổn định và dễ mắc trĩ hỗn hợp hơn bình thường. Người có thói quen không tốt khi đại tiện hoặc không vệ sinh hậu môn đúng cách cũng dễ mắc bệnh trĩ.

DẤU HIỆU CHO BIẾT BẠN ĐÃ MẮC TRĨ HỖN HỢP

Người bệnh có thể phán đoán liệu mình có mắc trĩ hỗn hợp không thông qua những dấu hiệu cơ bản sau:

ĐI NGOÀI RA MÁU

Đây là biểu hiện tiêu biểu nhất của bất kỳ loại trĩ nào. Máu xuất ít khi bệnh chưa phát triển và ngày càng ra nhiều nếu bệnh đã trở nặng hơn.

ĐAU NHỨC HẬU MÔN

Các cơn đau thường đến từ từ với nhiều cấp độ. Người bệnh có thể đau nhẹ, đau nặng hoặc đau bỏng rát trước và sau khi đại tiện.

BÊN NGOÀI HẬU MÔN XUẤT HIỆN NHIỀU DỊCH NHẦY

Niêm mạc trực tràng bị các búi trĩ kích thích nên sẽ tiết ra nhiều dịch hơn bình thường. Thêm vào đó, cơ vòng hậu môn đã lỏng do mất khả năng co dãn nên chất nhầy có thể chảy tự do ra bên ngoài hậu môn.

Hậu môn luôn ẩm ướt và có mùi hôi khó chịu. Đây là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm.

BÚI TRĨ SA RA BÊN NGOÀI

Như đã nói ở trên, búi trĩ nội đến giai đoạn nặng sẽ tự xô ra bên ngoài và không thể đưa ngược trở lại vào trong hậu môn.

Kết hợp với búi trĩ ngoại phía bên ngoài hậu môn tạo thành búi trĩ lớn gây cảm giác đau đớn vô cùng cho người bệnh.

HẬU MÔN XUẤT HIỆN VẬT THỂ LẠ (THƯỜNG ĐƯỢC GỌI TẮT LÀ DỊ VẬT) NHƯNG KHÔNG DO TÁC NHÂN VẬT LÝ BÊN NGOÀI

Đây thường là biểu hiện của bệnh trĩ nội. Búi trĩ càng to càng dễ tụt xuống các nếp gấp và sa ra ngoài hậu môn. Ngay cả khi ho hay mang vác vật nặng cũng sẽ khiến dị vật hậu môn xô ra bên ngoài.

TÁC HẠI KHÔN LƯỜNG CỦA TRĨ HỖN HỢP

Trĩ hỗn hợp gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà bất cứ người bệnh nào cũng cảm thấy sợ hãi.

NGƯỜI BỆNH CHỊU NHIỀU ẢNH HƯỞNG KHÁ NẶNG NỀ

Những búi trĩ sa ra bên ngoài gây tắc nghẽn tĩnh mạch và hình thành nên các cục máu đông không thể thu vào bên trong hậu môn.

Người bị trĩ hỗn hợp thường chảy máu, lâu ngày dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ. Người bệnh thường xuyên bị làm phiền bởi hoa mắt, chóng mặt, đau đầu và ảo giác.

Bệnh trĩ khiến khu vực hậu môn bị tắc nghẽn. Những tích lũy không tốt này dẫn đến việc xuất hiện của những mụn nước quanh hậu môn. Đây là những mụn nước có khả năng gây hoại tử vùng hậu môn.

Trĩ cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh viêm nhiễm khu vực hậu môn. Vị trí thường gặp nhất là ở niêm mạc dưới, quanh hậu môn.

Phụ nữ bị bệnh trĩ có nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa hơn bình thường. Điều này ảnh hưởng lớn tới vấn đề sinh sản.

Xem thêm:

Tổng hợp phòng khám trĩ ở hà nội

Chi phí phẫu thuật trĩ hết bao nhiêu tiền

ĐIỀU TRỊ TRĨ HỖN HỢP NHƯ THẾ NÀO?

Với thành công của y học, điều trị trĩ hỗn hợp khỏi hẳn là hoàn toàn có thể. Đặc biệt phương pháp HCPT là cách chữa trị trĩ hỗn hợp mang lại hiệu quả nhất hiện nay. Bác sỹ 24/7 nhận định những ưu điểm nổi bật hơn hẳn của phương pháp HCPT trong điều trị bệnh trĩ đó là:

– Xâm lấn tối thiểu: khoanh vùng điều trị, định vị chính xác vị trí búi trĩ giúp hạn chế tối đa vùng tổn thương.

– Điều trị nhanh chóng: rút ngắn thời gian điều trị, khắc phục nhanh chóng các triệu chứng trĩ hỗn hợp.

– Không gây đau đớn và ít chảy máu: Quá trình điều trị người bệnh sẽ được gây tê cục bộ, giảm thiểu cơn đau.

– Quá trình hồi phục nhanh: Kết thúc liệu pháp trị bệnh, người bệnh không phải nằm viện và không làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.

– Ngăn ngừa nguy cơ tái phát mắc bệnh trở lại: Phương pháp HCPT là cách điều trị trĩ hỗn hỗn khắc phục được tồn tại của các phương pháp chữa bệnh truyền thống, đạt được tác dụng chữa dứt điểm và loại bỏ nguy cơ tái phát trở lại các triệu chứng của bệnh.

Bệnh trĩ nói chung, bệnh trĩ hỗn hợp nói riêng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt hằng ngày và sức khỏe của người bệnh. Vậy nên phát hiện triệu chứng trĩ hỗn hợp, người bệnh nên chủ động đi thăm khám, chữa bệnh giai đoạn đầu để đạt được tác dụng chữa bệnh cao nhất. Bệnh trĩ hỗn hợp sẽ tiến triển xấu dần theo từng mức độ, do đó chữa trị càng sớm hiệu quả càng cao, và cơ hội điều trị bệnh dứt điểm không để lại di chứng gì.
>